Các loại lính nhựa Lính nhựa

Từ nhiều năm trở lại đây, ngày càng nhiều nhà sản xuất đồ chơi đã lấy ý tưởng từ cuộc đại chiến thế giới lần hai để làm ý tưởng cho những chú lính nhựa sau này. Màu sắc lính nhựa không nhiều và chủ yếu xoay quanh các màu: xanh lá cây, xanh dương, xám, nâu, vàng nâu. Màu xanh lá thường là màu đại diện cho bên chính nghĩa trong khi những màu khi dùng để chỉ kẻ địch. Phương tiện chiến tranh đi kèm với Army men trong chủ đề chiến tranh thế giới lần hai thường không có sự phân biệt giữa các nước. Thường gặp là xe tăng, xe jeep, half track, pháo 88 li,... với màu xanh lá, vàng nâu, xám là chính. Thế chiếnll *Bộ binh Mỹ: xuất hiện với chiếc nón thép M1 cũ kĩ trên đầu cùng khẩu súng M16 trong tay. Phần lớn chúng thường mang trang phục của quân đội Mỹ những năm từ 1941 đến 1960 với màu đại diện chủ yếu là màu xanh lá cây như phe Anh.

  • Bộ binh Anh: súng ngắm là một trong những điểm rất riêng của quân Anh so với quân đội các nước khác. Màu sắc thường thấy của quân Anh là màu xanh lá.
  • Bộ binh Đức: trang bị súng trường tự động, có khi là một vài khẩu tiểu liên. Sĩ quan Đức thường đội mũ và cầm trong tay khẩu súng ngắn. Đa phần binh lính Đức có màu xám, nhưng dần dần về sau đã thay bằng màu xanh lá hoặc màu vàng nâu. Lính Đức xuất hiện ngày càng nhiều và thực sự đang là một đối thủ đáng gờm của lính Mỹ đã từng độc chiếm thị trường lính nhựa một thời.
  • Bộ binh Nga: kiểu dáng đa dạng với gần 1939 bộ đồng phục khác nhau. Trang bị chủ yếu là súng trường, tiểu liên. Đặc biệt của lính Nga là đội trống cổ vũ khá mới và đẹp. Màu sắc của lính Nga thường là màu tối.
  • Bộ binh Nhật: vàng nâu hoặc vàng với súng trường tự động, súng lục và tiểu liên,.. Một số sĩ quan của lính Nhật còn có cả thanh kiếm của các Samurai ngày xưa.

Các thời kỳ khác

  • Lính Ai Cập: thuộc loại hiếm, thường cầm thương, giáo với khiên vuông, tròn, một số thì cưỡi chiến xa.
  • Lính La Mã: thuộc loại cực hiếm và rất đẹp. Một số lính được đúc liền khối với những cỗ xe ngựa, số khác thì cưỡi ngựa, nhưng phần nhiều là đi bộ. Loại lính này chỉ có hai màu rất đặc trưng.
  • Hiệp sĩ và chiến binh: gần đây thường xuất hiện khá nhiều. Loại lính này khá đẹp với cả bộ binh lẫn kỵ binh. Màu sắc đa dạng nhưng dễ gặp nhất là màu trắng vàng hoặc trắng đen. Phụ kiện hỗ trợ có thể là máy bắn đá, cờ, khiên, lều, có khi là một lâu đài nhỏ bằng nhựa.
  • Viking: cũng được xếp vào loại lính hiệp sĩ và chiến binh với chiếc mũ có sừng cùng những chiếc áo lông thú. Thậm chí một vài công ty sản xuất đồ chơi cũng làm ra những chiếc tàu Viking bằng nhựa đi kèm với loại lính này.
  • Hải tặc: gần giống với loại lính chiến binh ở trên. Nhưng phụ kiện có thể là một chiếc tàu cướp biển, thuyền nhỏ, pháo, kho báu, cá mập,.....
  • Lính cách mạng: xoay quanh cuộc chiến giành độc lập của 13 bang để thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đây là loại lính "khó kiếm" với hai màu chủ đạo là màu xanh da trời và màu đỏ. lính này bao gồm bộ binh và kị binh, thậm chí có cả thổ dân.
  • Lính Napoleon: khá phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ chẳng kém loại lính thời Thế chiến. Chủng loại phong phú và đa dạng, thường tập trung ở bộ binh, pháo binh và kị binh, rất được dùng trong các bộ wargame và boardgame vì tính lịch sử của nó.
  • Lính lê dương: khá là hiếm. Có cả lính bộ và lính ngựa, với phụ kiện thường là một hoặc một vài khẩu cannon. Thường lấy hình tượng lính Lê Dương Pháp và một số nước Ả rập. Màu sắc của loại lính lê dương này khá đa dạng và đẹp mắt.
  • Lính Alamo: Alamo là một địa danh lịch sử của nước Mỹ ghi lại cuộc chiến nhằm mục tiêu mở mang bờ cõi về phương Nam. Đây là điểm tranh chấp trong vùng biên giới hai nước Mỹ và Mexico với cao điểm xảy ra vào năm 1836, khi trận chiến quyết liệt xảy ra tại Alamo. Với hai màu chính là trắng và xanh, màu trắng đại diện cho phe
  • Cao Bồi và thổ dân: có nhiều màu sắc sặc sỡ và thường là ở trạng thái đứng hơn là cưỡi ngựa. Đi chung thường là những pháo kiểu cổ, lều hình nón, xuồng, những thân cây bằng nhựa dẻo.
  • Lính nội chiến: cùng hình dáng một loại lính, thứ duy nhất để phân biệt giữa chúng là màu sắc hai bên khác nhau, một bên màu xanh đại diện cho phe miền Nam (Hợp Bang) thì bên kia màu xám đại diện cho phe miền Bắc (Liên Bang). Kèm với đó thường là hàng rào kẽm gai, súng cối, lô cốt.
  • Lính cứu hỏa: thường ít thấy trên thị trường đồ chơi với trang bị chủ yếu là một hoặc hai chiếc xe cứu hỏa nhỏ.
  • Cảnh sát và cướp: cũng vào loại khó gặp và không có bất kì trang bị nào như xe, máy bay,....
  • Phi hành gia: xuất hiện từ sau năm 1962, với đặc điểm nhận diện là bộ đồ du hành không gian cùng cây súng lục hoặc súng trường trong tay. Phụ kiện kèm theo thường thấy nhất là tên lửa, rada. Loại lính này không khó tìm và có khá nhiều màu sắc như: đỏ, trắng, xanh, trắng bạc và vàng. Thỉnh thoảng cũng có thêm một vài con quái vật ngoài hành tinh.
  • Quân giải phóng Việt Nam: thường đội mũ cối,mũ tai bèo và súng ak-47. Đối phương là lính Mỹ

Một số loại khác

  • Lính thám hiểm châu Phi: không trang bị súng, chủ yếu là tay không hoặc rựa. Phụ kiện đi kèm khá nhiều như ca nô, lều, xe jeep, xe tải. Thổ dân đa phần chỉ có giáo mác và khiên đỡ.
  • Thợ lặn; ống thở, bình dưỡng khí được đúc sẵn. Ngoài ra còn thêm một số loại sinh vật khác như cá mập, cá heo,rắn biển,... Hỗ trợ thêm một số phương tiện như tàu ngầm, thủy phi cơ, thậm chí là máy dò mìn dưới đáy biển.
  • Quái vật: cao khoảng 3 inch với các nhân vật chủ yếu là Dracula, người Sói, xác ướp, côn trùng ăn thịt người,...
  • Nông trại: chủ yếu là heo, bò, gà,....
  • Sở thú: đa phần là động vật hoang dã như sư tử, gấu,...
  • Khủng Long: khá to lớn so với chuẩn của Army Men nhưng chúng vẫn được xếp vào đồ chơi dạng này.
  • Xe cộ: một vài nhà sản xuất còn cung cấp thêm những chiếc xe ô tô và xe tải bằng nhựa mềm. Kích cỡ của chúng đều được tiêu chuẩn hóa y như lính nhựa.